Mùa hoa phượng

Nghĩ linh tinh

Em vẫn như ngày xưa

Rồi cũng sẽ qua
Những lúc gặp phải khó khăn gì đó, thường mình cảm thấy khó khăn như vô tận, không làm cách nào thoát ra được. Nhưng rồi những bực bội, mệt mỏi, lo lắng cũng qua. Khi nó đã qua lại cảm thấy như chưa từng có gì xảy ra, như chưa từng biết nó đã từng dày vò mình mới đây thôi, từng làm mình như muốn điên lên được. Và mình đã rút ra được một điều, là khi rơi vào vựa sâu đó, hãy cứ nghĩ: “Rồi cũng sẽ qua”. Bằng cách này hay cách khác, u tối cũng sẽ qua. Vì thế, tại sao trong cơn giông tố mình không bình tĩnh, tin tưởng và tỉnh táo để nhanh chóng giải quyết mọi chuyện. Cái lưới vô hình vây quấn lấy mình càng dầy, càng chặt bao nhiêu là do mình cả thôi.
Nhưng ai cũng biết rằng để tỉnh táo trong u mê, để vững vàng trong hoạn nạn thật khó khăn. Và như thế ta cần những tươi mới êm đềm của âm nhạc, cần những câu chữ sáng suốt của sách vở, cần lôi lại những đam mê lâu ngày đã yên ngủ, cần những an ủi của bạn bè, cần những chia sẻ của người thân, cần lòng ham sống và yêu cuộc sống… Hơn hết thảy là chính ta cần ta, cần đánh thức cái ta vững vàng, thiện chí và lạc quan đang nằm đâu đó trong con người mình.
Rồi sẽ qua thôi. Cần có buồn để biết vui. Nhìn thật sâu vào nỗi buồn, để thấy hết ý nghĩa của niềm vui, của những gì quý giá ta đang có.

Hộ lý nghiến răng chi tiền cơm tấm
Trưa. Muốn về ngay với Win nhưng vẫn bị bắt cóc đi ăn một bữa khao. Thực ra đây là một bữa khao mang tính chất bị đàn áp, vì chủ nhân của nó không hề có tinh thần tự nguyện.
Hộ lý hôm nay buộc khăn kiểu Cô gái Hà Lan choé cả phòng ăn, mình cho là do “thần tượng Phan Đình Tùng”. Cơm tấm Sài Gòn trong con mắt chị Mỹ ngày càng trở nên bệ rạc. Thị Mầu hơi yểu điệu và ngày càng mất tỉnh táo vì những câu nói mộng mơ một cách cố ý. Mình chốt hạ một câu sau khi hộ lý huyên thuyên mấy hồi do xót tiền: “Chị biết sau khi chị nói xong e rút ra được điều gì không?” Hộ lý hớn hở tưởng mình nịnh đầm, cười tít, vểnh tai nghe cho rõ. “Đó là em chẳng hiểu chị đang nói gì”… Ục Ục… Đến điên lên mất thôi với mấy chị em phòng này. Thị Mầu bảo: “Thông cảm nhé, phòng này quen nói thẳng nói thật, càng vỗ vào mặt nhau càng chứng tỏ độ chân thành”… Thương hộ lý quá! Được tí tiền nhuận bút lại phải chi cho mấy cái miệng rộng tham ăn.

Lòng tốt

Chỉ có một thời
“Chỉ có một thời” là tên một sáng tác của Diệu Hương. Mình từng nghe chính tác giả và Đon Hồ hát. Sau đó nghe Quang Dũng. Ai hát cũng có sự thú vị riêng. Nhưng không phải mình muốn nói đến chuyện ai hát hay hơn ai, mà mình muốn mượn cái tựa đề bài hát để nói lên suy nghĩ chợt đến với mình sớm nay.

Mắt Huế xưa
“Dù xa hỏi lòng quên chưa, Huế sang đông Huế buồn trong mưa. Như mắt xưa chiều áo tím, giận anh nên bước đi ngoài mưa”. Sự lãng mạn trở lại trong mình dữ dội. Lâu rồi không có cảm giác đó. Cảm giác của những ngày yêu thương mong manh. Mưa hồi đó thật buồn, thật ngơ ngác và nhiều mộng tưởng. Bây giờ thì khác, thực sự mình không còn thích mưa.“Tàn mùa đông, trên bến sông, đôi mắt buồn tiễn biệt anh đi…”.
Mình thú nhận là hay quên mất mình cũng có một phần dòng máu Huế, mặc dù Huế chính là quê nội mình. Có lẽ bởi mình chưa bao giờ sống ở Phong Thái – Phong Điền (địa điểm luôn có trong nguyên quán của giấy khai sinh).
Nhưng có phải trong vô thức, tình yêu với Huế vẫn chảy như mạch ngầm, vì vậy nên nghe những bài hát Huế thấy ngấm thật sâu, thật lặng. Và hình như chính vì thế mà hồi sinh viên dù không có tiền mình vẫn cố gắng mua trọn 4 tập Hoàng Phủ Ngọc Tường và hai quyển thơ Bùi Giáng cùng những quyển sách viết về Trịnh Công Sơn.
Cũng hay hát lẩm nhẩm “Buổi trưa em che nón lá, cá sông Hương liếc nhìn ngẩn ngơ“, “Giữ chút gì rất Huế hiền ngoan, xin em chớ cắt mái tóc thề“. Và đặc biệt thích vô cùng câu thơ của Thu Bồn: “Con sông giùng giằng con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu“.

Qua đường Trường Sơn

Suối nguồn tươi trẻ
Nhớ mấy câu thơ con cóc ngày còn ngu ngơ lại buồn cười mình:
“Nếu là mùa thu
Bước trong chiều lặng
Nếu tìm trong thu
Nghe về xa vắng
Xanh xanh này tóc mây
Thon thon bờ vai gầy
Và mắt em biêng biếc
Trói hồn ta vào đây
Mùa thu ơi hoa cúc
Mùa thu ơi nồng nàn
Men theo một lối nhớ
Em hát cười vang vang”

Ngày mưa
Ba chị em đi gắp món gì cũng kéo bè đi. Mình chỉ chăm chăm vào đĩa nấm hương và kim chi mặc cho hai bà chị gắp các thứ thập cẩm khác. Lúc về còn bị một quả “gậy ông đập lưng ông” khi mình và chị Mỹ chốn ở phòng cô Dung trêu Thị màu bằng cách tắt điện hù dọa. Cuối cùng Vân ta không sợ vì đã đi xuống đến tầng một cùng Mạnh Kiêm còn hai chị em thì bị tối om vì tự dưng tắt điện phải mò mẫm từng bước xuống cầu thang. Mình cứ hét toáng lên. Dãy hành lang vắng ầm ĩ tiếng mấy chị em.
Lúc ra nhà xe, vừa mặc áo mưa mình vừa bảo chị Mỹ: “Chị may có em nên mới thọ thêm được 1 tuổi (cười nhiều mà). Mỹ ta chống chế: “Có mà tại em làm cho cười nhiều nên thêm bao nhiêu nếp nhăn đây này”… Câu bật tường nhạt quá Ngọc Mỹ ơi!
Trên đường về, tạt vào hiệu thuốc Quốc Tử Giám mua thuỗc cho papa. Về nhà thấy Win cười quên hết cả mệt. Hơi ân hận vì ăn tham quá! Kế hoạch giảm cân lại không thành vì cái mồm làm tội cái thân.

Một ngày như mọi ngày
– “Em thế nào cứ để yên thế ấy/ Chớ có loay hoay sửa soạn áo quần”. Tự dưng lại nhớ đến câu thơ này khi đang chán ốm cái đầu cái tóc cái quần cái áo của mình. Chẳng biết cô gái trong thơ thế nào chứ mình mà “thế nào cứ để yên thế ấy” thì không ổn tí nào. Dạo này bệ rạc lắm đi thôi. Trang bảo em muốn chế biến cho chị kiểu đầu mới, nhưng mình ngán ngẩm chẳng muốn để Trang bới tung cái đầu tổ quạ lên, chỉ tổ mất thời gian.
– Cả nhà đang xem “Cô dâu triệu phú”. Đi đâu cũng thấy mọi người nhắc đến phim này. Trần Ngọc đang bị ung thư dạ dày sắp chết. Dù là phim nhưng cũng cảm thấy ngậm ngùi. Tự dưng nhớ câu nói của chị Mỹ chiều nay: “cuộc sống thất bất ngờ, chẳng biết thế nào, chẳng dám chắc điều gì cả”…
-> Một ngày lại qua, “một ngày như mọi ngày”.
